
Chỉ mắc sai lầm nhỏ sau đây bạn sẽ phải bó gối tập gym ngay lập tức
Tập gym không thể tránh khỏi những chấn thương. Đặc biệt là những người mới tập, tập ở nhà thường sai kỹ thuật nhiều, dẫn đến chấn thương. Chỉ mắc sai lầm nhỏ trong quá trình tập, bạn sẽ phải bó gối tập gym ngay lập tức. Những sai lầm dưới đây, bạn đã mắc phải lần nào chưa?
Đau gối do bệnh lý
Sẽ chẳng ai nghĩ rằng người tập gym có thể bị đau gối do bệnh lý. Thế nhưng, mầm bệnh đã ủ sẵn trong cơ thể bạn mà chưa có cơ hội phát ra. Khi bạn bước vào tập gym là lúc cơ thể vận động mạnh hơn. Đây chính là cơ hội để cho mầm bệnh phát triển và bạn sẽ bị đau trong lúc tập hoặc ngay cả lúc không tập.
Đau gối do khởi động chưa kỹ
Nhiều người thường có thói quen lao ngay vào tập mà bỏ qua những bài khởi động mở màn. Đây là một thói quen không tốt cho cơ thể và chứa nhiều mối nguy hại cho khớp gối. Khi bạn không khởi động kỹ trước bài tập,khớp gối vẫn chưa sẵn sàng, dây chằng xung quanh vẫn trong tư thế nghỉ ngơi. Động tác tập khiến cho khớp gối phải di chuyển đột ngột nên khó mà tránh khỏi chấn thương.
Đau gối do tập sai kỹ thuật
Tập sai kỹ thuật là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến đau gối. Những người mới bắt đầu tập thường không nắm rõ kỹ thuật nhưng lại muốn có hiệu quả nhanh chóng. Chính tâm lý nóng vội ấy khiến cho nhiều người tập sai kỹ thuật và dẫn đến chấn thương.
Đồng thời, những người mới tập hoặc tập ở nhà thường không có sự hướng dẫn, giám sát của PT nên thường tập sai nhiều hơn. Đặc biệt là những bài tập squat và những bài biến thể của nó. Khi tập sai kỹ thuật sẽ khiến cho đầu gối phải chịu áp lực lớn hơn bình thường nên rất dễ rơi vào tình trạng đau.

Đau gối do tập quá sức, cường độ lớn
Những bài tập squat và biến thể của squat khá nhẹ nhàng. Tuy nhiên, nếu bạn tập với cường độ lớn thì nó vẫn khiến cho đầu gối bị đau và buộc phải dùng biện pháp bó gối khi tập gym. Những người mới tập thường nghĩ rằng tập đều đặn hằng ngày, tập với cường độ lớn thì sẽ có hiệu qủa tốt hơn. Tuy nhiên, đây là một quan điểm sai lầm. Mới tập tức là cơ thể bạn chưa thể thích nghi với chế độ. Chính vì vậy, bạn chỉ nên bắt đầu với những bài tập nhẹ nhàng sau đó nâng dần mức độ tập luyện.
Tập gym với cường độ lớn sẽ khiến cho cơ thể mệt mỏi và nhanh mất sức. Cơ đùi và khớp gối cũng phải chịu áp lực lớn hơn từ bài tập.
Không thực hiện giãn cơ sau khi tập
Thói quen không giãn cơ sau khi tập cũng giống với thói quen không khởi động. Nhiều người chỉ tập xong rồi nghỉ ngơi ngay lập tức mà không hề thực hiện các bài giãn cơ. Tuy đây chỉ là bài tập phụ thế nhưng tầm quan trọng của nó thì không hề thua kém những bài tập chính.
Khi thực hiện giãn cơ, cơ thể sẽ quay trở lại trạng thái bình thường. Đây cũng chính là lúc máu được lưu thông bình thường và oxy được đưa đến các khớp, cơ. Trong đó có khớp gối, giúp “tiếp sức” giảm tình trạng đau nhức.
Bó gối tập gym có thực sự giảm đau không?
Những chấn thương liên quan đến khớp gối phải mất hơn 2 tuần mới có thể bình phục hoàn toàn. Để tránh không lãng phí 2 tuần đó, nhiều người tập gym lựa chọn bó gối khi tập.

Về cơ bản, bó gối tập gym như một biện pháp giúp bảo vệ đầu gối của bạn tránh khỏi những chấn thương. Bó gối giống như một lá chắn để làm giảm lực từ các tác động bên ngoài. Hiện nay, các loại bó gối thường được làm từ sillicon và có khả năng đàn hồi rất tốt. Miếng silicon được đặt chính giữa tại vị trí bảo vệ xương bánh chè, dây chằng. Đồng thời các thanh nẹp ở 2 phía sẽ kết nối cơ đùi của bạn với những nhóm cơ ở phía sau. Nhờ đó mà cơ không bị giãn quá mức gây nên đau nhức khi tập luyện với cường độ lớn.
Mặc khác, bó gối khi tập gym sẽ giúp bạn tăng hiệu suất hoạt động. Bạn có thể thực hiện luyện tập trong thời gian dài hơn với những bài tập có cường độ lớn hơn.
Tuy nhiên, dù sử dụng băng tập, bó gối thì bạn cũng cần đảm bảo kiểm tra sức khỏe bản thân trước khi tập gym để biết mình có mắc phải tình trạng bệnh lý nào không. Cùng với đó là đảm bảo tập đúng yêu cầu kỹ thuật, khởi động và giãn cơ thật kỹ càng.