
Đoản côn là gì? Hướng dẫn tự vệ khi bị đánh bằng đoản côn
Nếu bạn là một người tập võ chắc chắc sẽ biết đến đoản côn và công dụng của nó. Thế nhưng với những người mới học và chưa biết cách dùng đoản côn sẽ rất khó để có thể sử dụng công cụ hỗ trợ này vào tập luyện và thi đấu. Trong bài viết hôm nay, kickfit sports sẽ giúp bạn trả lời thắc mắc trên.
Đoản côn là gì?
Đoản côn là binh khí thực dụng, đơn giản nhưng cực kỳ hiệu quả. Theo Hán tự, đoản có nghĩa là ngắn, côn là một khúc gỗ. Đoản côn thường có độ dài bằng cánh tay của người sử dụng, khoảng từ 50 cm – 1m. Thân đoản côn có 2 loại là hình khối tròn và hình khối vuông. Thông thường sẽ là khối tròn với đường kính vừa giáp bàn tay nắm của người cầm. Ở hai đầu thường có độ lớn bằng nhau.

Đoản côn có rất nhiều tên gọi cũng như chủng loại khác nhau. Trên thị trường hiện nay thường thông dụng một số loại sau: đoản côn (côn ngắn); trung côn (côn trung bình); tề mi côn (côn cao ngang chân mày); trường côn (côn dài); đại tiểu tử côn (mẫu tử côn – một đoạn dài, một đoạn ngắn); ngoài ra còn có lưỡng tiết côn (côn hai khúc), tam tiết côn (côn ba khúc).
Khi dùng một côn gọi là độc (đơn) côn (single stick), hai côn gọi là song côn (double sticks). Đoản côn có thể dễ dàng mang theo bên mình tự vệhay chiến đấu. Đoản côn khá dễ tìm và dễ làm vì chất liệu thông dụng. Thường người ta sẽ sử dụng gỗ, tre cứng hoặc tầm vông. Thậm trí có những loại cây, gỗ dùng để làm đoản côn mà đao, kiếm chặt không đứt.
Hướng dẫn tự vệ khi bị đánh bằng đoản côn
Trong tập luyện cũng như thi đấu võ thuật có rất nhiều bài đánh cần dùng đến côn. Lực của côn khi đánh khá lơn, vì vậy nếu bị đánh vào một số vùng như bụng, đầu, sau gáy,… thì sẽ rất nguy hiểm. Chính vì vậy bạn cần trang bị cho mình một số cách tự vệ khi bị đánh bằng đoản côn.

1. Tự vệ bằng cách vụt trên đầu
Khi đang bị ở tư thế nguy hiểm bạn hãy nhanh chí giơ côn đánh lên phía vùng đầu. Khi đó đối thủ của bạn sẽ theo phản xạ mà buông côn lên để đỡ cho vùng đầu. Nhờ vậy bạn có thể thoát khỏi được tình thế nguy hiểm.
Hướng dẫn thực hiện động tác: Bước chân trái sang, tay phải đưa ra để gạt côn hoặc làm lạc hướng thế vụt côn của đối thủ. Dùng chân phải đá vào cạnh sườn, cùi chỏ phải đánh vào sau gáy để tạo đau đớn cho đối thủ khiến đối thủ phải buông côn ra.
2. Đánh vào thái dương, hõm vai
Ở vùng thái dương hay hõm vai có phần xương nhô ra, vì vậy nếu đánh vào các vùng này sẽ gây đau đớn cho đối thủ và bạn có cơ hội chạy thoát. Chú ý khi đánh vào phần thái dương bạn cần kiểm soát lực đánh của mình thật tốt để tránh gây ra những nguy hiểm đáng tiếc. Hãy nhớ rằng bạn chỉ đang tự vệ chứ không phải đang thi đấu mộ trận đấu sống còn.
3. Dùng con nhị khúc để chống lại đoản côn
Nếu trong trường hợp bạn không có đoản côn trong người thì có thể sử dụng côn nhị khúc để phòng thân và tấn công lại đối thủ.
Mặc dù phần dây xích côn chính là điểm yếu của côn nhị khúc khi tấn công. Thế nhưng khi phòng vệ thì phần dây xích này lại có công dụng chống lại những pha hạ đòn của côn khá tốt. Có thể trong số chúng ta đều đã xem những bộ phim về võ thuật và thấy các võ sĩ dùng con nhị khúc để đánh và đỡ đòn từ đối thủ. Đấy là minh chứng dễ thấy nhất về công dụng chống lại đoản côn của côn nhị khúc.
Cách thực hiện: Hai tay cầm vào hai đầu của côn nhị khúc. Khi thấy đoản côn vụt đến, bạn sẽ kéo hai đầu của con nhị khúc và phần xích sẽ là phần đỡ lực của đoản con. Như vậy bạn có thể phòng vệ cho mình khi bị tấn công.
Lời kết
Trên đây là toàn bộ những chia sẻ của kickfit sports về đoản côn. Nếu bạn đang tìm hiểu về võ thuật thì hãy trang bị cho mình dụng cụ này để luyện tập nhé. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi nếu bạn có câu hỏi. Các chuyên viên của chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn.