
Tập gym fitness có nên đeo tai nghe để nghe nhạc hay không?
Tập gym fitness đã trở thành một trong những bộ môn tập luyện quen thuộc của nhiều người. Gym không chỉ cải thiện vóc dáng mà còn tăng cường sức khỏe. Khi tập gym fitness, đến 90% gymmer có thói quen đeo tai nghe và nghe nhạc. Liệu việc này có tốt hay không?
Nghe nhạc và không nghe nhạc khi tập gym fitness khác nhau như thế nào?
Nghiên cứu khoa học đeo tai nghe khi tập gym
Viện Mỹ học thực nghiệm Max Planck (Đức) đã thực hiện nghiên cứu về vấn đề này trên 150 người chia thành 3 nhóm khác nhau. Họ thực thiện tập và điền vào bảng hỏi. Một nhóm nghe nhạc tự chọn, một nhóm nghe nhạc do nhóm nghiên cứu đề xuất và một nhóm không nghe nhạc. Theo kết quả nghiên cứu, những chỉ số thu lại sau buổi tập giữa các nhóm này không có nhiều sự khác biệt. Tức hiệu số tập luyện không khác nhau dù họ có nghe nhạc hay không và nghe nhạc gì. Nhận thức cá nhân, tâm trạng hay mức độ lo lắng giữa họ cũng không có sự khác biệt.
Ảnh hưởng của đeo tai nghe nghe nhạc
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu của Viện Mỹ học thực nghiệm lại tìm thấy tiêu cực khi đeo tai nghe nghe nhạc trong lúc tập luyện. Khi nghe nhạc, người tập có một nguồn động lực lớn hơn để tập luyện. Chính điều này khiến cho các gymme thiếu tính kiềm chế, thực hiện những bài tập quá sức. Điều này có thể gây hại cho bản thân.
Ngoài ra, trên thực tế, chúng ta có thể thấy rằng, nhiều người thích nghe nhạc với âm thanh lớn trong lúc luyện tập. Trong khi đó, thời gian mỗi buổi tập giao động khoảng 1h đồng hồ. Điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến sự cân bằng thính giác. Đeo tai nghe không tác động xấu đến khả năng giữ thăng bằng của cơ thể. Thế nhưng, âm thanh to nghe trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng xấu đến hệ tiền đình nằm trong vị trí ốc tai.
Trong khi đó, tiền đình là bộ phận giúp cơ thể có khả năng giữ được thăng bằng khi tập gym fitness. Khi tiền đình bị tổn thương, mọi hoạt động tập luyện đều tiềm ẩn những nguy cơ rủi ro. Bên cạnh đó, việc đeo tai nghe lâu thường xuyên và trong thời gian dài có thể khiến cho thính giác bị suy giảm.

Có nên đeo tai nghe nghe nhạc khi tập gym fitness hay không?
Chắc chắn những thông tin trên sẽ khiến cho nhiều người phải “giật mình” và suy nghĩ lại việc có nên đeo tai nghe trong lúc tập gym fitness hay không? Tuy nhiên, bạn cũng không nên vội vàng thay đổi suy nghĩ, hành động về vấn đề này nhanh như vậy. Bởi còn một nghiên cứu khác chỉ ra cho chúng ta thấy những lợi ích không ngờ từ việc nghe nhạc khi tập luyện thể dục thể thao.
Các nhà khoa học cả đại học Brunel, đã thực hiện nghiên cứu và họ chỉ ra rằng nghe nhạc khi tập gym fitness tăng thêm 28% hứng thú khi tập luyện. Các nhà nghiên cứu đã sử dụng thước đo tâm lý để đo cảm giác của những người tham gia và cuộc nghiên cứu đó. Họ thấy rằng, việc nghe nhạc đã điều chỉnh tần số của não. Mặc dù việc nghe nhạc làm giảm khả năng tập trung trong lúc tập luyện nhưng lại khiến cho người tập tăng thêm hứng thú, đạt được hiệu quả tốt hơn.
Bên cạnh đó, âm nhạc với sóng beta gợi nên những cảm xúc tích cực khiến cho người tập giải tỏa được những căng thẳng, áp lực. Nhờ đó, tinh thần luôn lạc quan, hứng khởi sau mỗi giờ tập gym fitness.

Kết luận
Như vậy, việc đeo tai nghe nghe nhạc khi tập luyện vừa có lợi mà cũng có hại. Điều quan trọng là gymmer cần phải lựa chọn cách nghe đúng đắn, hợp lý. Hãy giảm thời gian đeo tai nghe trong một ngày. Nếu gymmer lựa chọn nghe nhạc lúc tập, thì có thể giảm thời gian nghe nhạc trong lúc làm việc. Đặc biệt là những người làm việc ở văn phòng, thường có thói quen nghe nhạc trong suốt quá trình làm. Điều này không hề tốt cho thính giác.
Bên cạnh đó, khi đeo tai nghe, hãy bật âm lượng với một mức vừa phải, không nên nghe âm thanh quá lớn. Nó sẽ ảnh hưởng đến tiền đình, làm suy giảm thính giác. Nghe nhạc khi tập gym fitness không xấu , nhưng nó sẽ “xấu” nếu như chúng ta nghe sai cách.