
Hướng dẫn luyện đòn cùi chỏ trong muay thái cho người mới bắt đầu
Đòn cùi chỏ là một trong những kỹ thuật nguy hiểm nhất của Muay Thái. Đòn cùi chỏ tạo ra lực lớn hơn rất nhiều so với nắm đấm vì khi tiếp xúc với đối thủ, nó tập trung lực ở một điểm nên gây ra độ sát thương rất lớn. Đây chính là lý do cùi chỏ được coi là vũ khí nguy hiểm chết người trong những trận chiến tay không. Và tỷ lệ knock-out sau khi dính phải đòn này là rất lớn.
Đòn đánh chỏ – Điểm độc đáo của Muay Thái
Đòn đánh chỏ hay đòn cùi chỏ được xem là điểm độc đáo và khác biệt nhất của Muay Thái với những môn võ khác. Khi tung ra các đòn cùi chỏ sẽ gây ra chấn thương nghiêm trọng cho đối thủ bởi vì đòn này được sử dụng ở cự li rất gần. Khu vực tấn công chính đó là vùng hàm, mặt, thái dương và cổ.

Sử dụng đòn cùi chỏ để tấn công đối thủ các võ sĩ hoàn toàn có thể chủ động và linh hoạt hướng tấn công. Có thể theo chiều ngang dọc, theo nhiều hướng, góc khác nhau để gây tác động và chấn thương lên nhiều vùng khiến cho đối thủ bị hạ nock – out nhanh chóng.
Cơ chế kỹ thuật của đòn cùi chỏ Muay Thái
Muốn sở hữu được những cú ” cùi chỏ thép” thì người tập bắt buộc phải luyện tập thật nhiều, đặc biệt là nên luyện đòn cùi chỏ với bao cát đấm bốc. Mục đích của việc tập luyện này là để gia tăng độ sắc và độ cứng của cùi chỏ. Khi tung ra cú tấn công sẽ mạnh hơn và hạn chế gây chấn thương cho cùi chỏ của mình.

Những cú tấn công bằng cùi chỏ mạnh có thể khiến cho đối phương bị chấn thương khá nặng, thậm chí là cả rách da, chảy máu. Kỹ thuật thực hiện đúng nhất đó là đánh ở những góc hẹp nhất, tấn công bằng đỉnh cùi chỏ sượt qua đối phương gây rách da, sau đó võ sĩ đánh liên tiếp vào chỗ đó để miệng vết thương rộng hơn và sâu hơn. Nghe thì có vẻ khá tàn bạo, thế nhưng đó lại chính là cách để bạn hạ nock – out đối thủ một cách nhanh ngọn nhất.
Kỹ thuật thực hiện
Tư thế quyết định đến việc thực hiện các cú đánh bằng cùi chỏ có thành công hay không. Các võ sĩ cần phải đứng thằng, hai chân thật vững. Chân trước di chuyển lên áp sát vào mục tiêu, 2 mũi bàn chân nhấn xuống sàn nhà tạo điểm tựa. Ngay khi đánh chỏ, gót chân, thắt lưng và hông phải xoay đồng thời để gia tăng lực. Hãy nhớ rằng bạn nên đánh từ góc hẹp và thật nhanh, hết lực chứ không phải đánh trực diện vào đối phương.

Nếu muốn làm cho vết thương của đối thủ đau hơn và hạ gục đối phương nhanh hơn, bạn chỉ cần tấn công tiếp tục vào khu vực vết thương đó. Nhiều khi, chỉ là một cú tấn công thêm khá nhẹ nhàng nhưng cũng khiến đối thủ phải gục xuống vì quá đau. Nói là nhẹ nhàng, nhưng thực chất những cú tấn công bằng cùi chỏ không bao giờ nhẹ nhàng hết.
Có bao nhiêu kỹ thuật cùi chỏ của Muay Thái
Có tới 8 kỹ thuật đánh cùi chỏ trong Muay Thái, bao gồm:
- Sok Ti (chỏ lái)
- Sok Tad (chỏ vuông)
- Sok Hud (chỏ lật)
- Sok Chieng (chỏ chéo – hướng từ trên xuống)
- Sok Sab (chỏ đánh đỉnh)
- Sok Tong (chỏ hạ liên hoàn)
- Sok Ku (chỏ đôi – đánh cả 2 tay cùng lúc)
- Sok Klab (chỏ xoay)
Sự lợi hại của đòn cùi chỏ thường được so sánh với lưỡi dao cạo bởi vì nó thật sự rất sắc bén. Khả năng hạ gục đối thủ của những cú đánh cùi chỏ cao gấp nhiều lần những đòn tấn công khác. Vì vậy các võ sĩ mới có thể nhanh chóng hạ nock – out đối thủ. Nếu bạn đang theo học bộ môn Muay Thái thì cũng rèn luyện cho mình kỹ năng sử dụng đòn cùi chỏ để thi đấu nhé. Liên hệ ngay với Kickfit Sports để được tư vấn về khóa học Muay Thái bạn nhé.