
Hướng dẫn sử dụng máy chạy bộ cho người mới tập gym
Máy chạy bộ thường là lựa chọn hàng đầu khi mọi người đến phòng tập gym. Sở dĩ được nhiều người yêu thích như vậy là vì máy chạy bộ có thể điều chỉnh tốc độ nhanh chậm đồng thời giúp bạn chạy bộ mọi lúc không cần quan tâm thời tiết ngoài trời. Tập luyện cùng máy chạy bộ giúp đốt cháy calo hiệu quả, rèn luyện sức bền và tăng sức đề kháng cho cơ thể. Vì thế mà hiện nay rất nhiều gia đình đã sắm riêng cho nhà mình một chiếc máy chạy bộ điện để tập ngay tại nhà.
Cách sử dụng máy chạy bộ rất đơn giản, ai cũng có thể dễ dàng bắt đầu với dụng cụ tập gym này. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết cách sử dụng máy chạy bộ điện cho người mới và phương pháp tập luyện đem lại hiệu quả cao nhất với chiếc máy này.
Tổng hợp chức năng các nút trên bảng điều khiển của máy chạy bộ
Việc đầu tiên trước khi bạn bắt đầu tập luyện với máy chạy bộ là làm quen với bảng điều khiển. Người mới hoàn toàn yên tâm vì khi đến phòng tập, các huấn luyện viên của Kickfit Sports sẽ hướng dẫn bạn chi tiết. Còn trường hợp bạn muốn tìm hiểu trước để tránh bỡ ngỡ hay bạn mua máy tập ở nhà thì có thể tham khảo hướng dẫn dưới đây.
Làm quen với các nút bấm sẽ giúp bạn dễ dàng điều chỉnh tốc độ cùng các chức năng khác đồng thời đảm bảo an toàn trong quá trình tập luyện. Hầu hết tất cả các dòng máy chạy bộ điện đều có bảng điều khiển với các nút chức năng giống nhau nên bạn không cần lo lắng.

Các nút chức năng bao gồm:
- Nút START: Khởi động máy chạy bộ để bắt đầu
- Nút STOP: Dừng máy sau khi kết thúc tập luyện
- Nút PROGRAM: Chọn chương trình tự động mặc định theo máy
- Nút MODE: Chọn chế độ đếm ngược (đếm ngược thời gian, đếm ngược thời gian)
- Nút SPEED +: Điều chỉnh tăng tốc độ của máy
- Nút SPEED –: Điều chỉnh giảm tốc độ của máy
- Nút INCLINE +: Tăng độ dốc khi tập luyện
- Nút INCLINE –: Giảm độ dốc khi tập luyện
- Nút ENTER: Sử dụng khi người tập muốn tập các bài tập đã được tích hợp sẵn.
- Khoá an toàn: Là một nút nhựa nhỏ kèm với nam châm thường buộc sợi gây nhỏ có gắn kẹp để người tập gắn vào cơ thể. Khi xảy ra sự cố trượt, khoá bung ra và máy chạy bộ sẽ dừng hoạt động.
Ngoài ra còn một số nút tích hợp khác như: bật/tắt quạt gió, zắc cắm MP3 và nút tăng giảm âm lượng.
Các thông số trên bảng hiển thị của máy chạy bộ:
- Distance: Là khoảng cách mà bạn đã đi hoặc chạy trên máy, đơn vị là km.
- Time : Thời gian bạn đi, chạy trên máy, đơn vị là phút và giaay và liên tục nhảy số.
- Speed: Là vận tốc mà bạn đang đi hoặc chạy trên máy thường ctrong khoảng từ 1 – 22km/h.
- Heart rate: 2 miếng kim loại trên tay máy là bộ phận cảm biến sẽ ghi nhận nhịp tim và truyền thông số đến hệ thống xử lý, hiển thị trên bảng khi bạn nắm vào nó.
- Calories: Là lượng calo tiêu hao khi luyện tập các bài đi bộ, chạy bộ với máy.
Lưu ý khi sử dụng máy chạy bộ

Tập luyện với máy chạy bộ khá đơn giản nhưng vẫn cần nắm chắc một số lưu ý sau đây để đạt hiệu quả và tránh những sự cố ngoài ý muốn:
Không vượt quá giới hạn của máy: Các máy chạy bộ đều có các giới hạn về cân nặng người sử dụng, thời gian mỗi lần sử dụng và thời gian giới hạn của máy trong ngày. Người tập cần chú ý đến thông số này để đảm bảo an toàn cho mình và máy.
Đối tượng tập: Với phụ nữ mang thai, người cao tuổi, trẻ em hay người có bệnh lý đang trị liệu cần tập dưới sự giám sát của huấn luyện viên hoặc người khác.
Không chạy bộ trên băng tải bằng chân trần: Tốt nhất là bạn nên đi giày chạy bộ hoặc các loại giày thể thao thoải mái khi chạy trên máy để đảm bảo an toàn.
Nắm rõ các lưu ý bảo quản máy của nhà sản xuất để máy hoạt động bền và an toàn.
Máy chạy bộ ngày càng phổ biến với đa dạng mẫu mã, chất lương khác nhau. Ngoài việc tập luyện tại phòng gym thì mọi người cũng dễ dàng sở hữu cho mình một máy chạy bộ đầy đủ chức năng. Chạy bộ hàng ngày mà không cần lo thời tiết xấu kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý để có body chuẩn và sức khoẻ tốt nhé.