
Sự thật về tập gym có bị lùn không – giải đáp thắc mắc của gymmer
Tập gym có bị lùn không hay tập gym tăng chiều cao? Đó vẫn là tranh cãi từ trước đến nay. Khi dân thể hình tập gym để cải thiện vóc dáng mà lại bị lùn thì thật đáng buồn. Nhưng đây có phải là sự thật hay không. Hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.
Quan điểm tập gym bị lùn xuất phát từ đâu?
Lời đồn này xuất hiện kể từ năm 1964 ở Nhật Bản. Đây là thời kỳ mà Nhật Bản có rất nhiều tạp chí, tờ báo đưa thông tin rằng tập gym, tập thể hình sẽ bị lùn.Tức đẩy lùi sự phát triển của chiều cao. Những bà mẹ người Nhật lúc ấy đã rất tin vào các bài viết và lan truyền đi khắp nơi về tình trạng này. Cũng dễ hiểu, bà mẹ nào cũng thương con. Đương nhiên họ không muốn con mình thấp bé.
Tuy nhiên, trên thực tế, một nhóm nhà nghiên cứu đã lý giải rằng, việc trẻ em lao động quá mức ở tuổi dậy thì khiến cho lớp sụn tiếp xúc giữa các đầu xương nhanh chóng kết thúc quá trình phát triển. Cùng với đó, trong giai đoạn này, trẻ em Nhật cũng rơi vào tình trạng suy dinh dưỡng. Hai lý do này khiến cho chúng không thể phát triển chiều cao so với khả năng của chúng. Chứ không phải lý do tập nặng khiến cho trẻ sẽ bị lùn.
Lời đồn này nhanh chóng lan truyền. Giống như các cụ ta vẫn thường nói “tam sao thất bản”. Khi lời đồn từ miệng người này đến người khác đã làm mất đi bản chất thật ban đầu của nó. Và cuối cùng, chúng trở thành lời đồn tập gym bị lùn.

Sự thật về tập gym có bị lùn không dưới góc nhìn khoa học
Dưới góc nhìn từ khóa học, việc tăng trưởng chiều cao phụ thuộc vào gen (chiếm 60%), chế độ dinh dưỡng và việc tập luyện thể thao.
Theo kết quả công bố từ Viện Dinh dưỡng Quốc gia, chúng ta có thể tăng chiều cao vào 1000 ngày đầu đời và giai đoạn dậy thì. Ngoài ra, sau tuổi dậy thì chiều cao vẫn tiếp tục phát triển. Tuy nhiên quá trình này rất chậm và phụ thuộc phần lớn vào chế độ luyện tập.
Ngoài ra, việc tăng trưởng chiều cao là dựa trên sự phát triển của các lớp sụn tại các khớp. Bao gồm khớp cổ chân, khớp gối, khớp hông, các đốt sống… Khi cơ thể vận động càng nhiều, thì lớp sụn tiếp hợp càng phát triển nhanh chóng và xương càng nhanh chóng dài ra. Chính điều này khiến cho chiều cao của chúng ta phát triển.
Dựa trên cơ sở khoa học này, rất nhiều bố mẹ đã đầu tư cho con của mình tập gym, chơi bóng rổ và các hoạt động thể thao khác ngay từ khi con ở độ tuổi dậy thì. Ngoài ra, nhiều gymmer sau tuổi dậy thì (tức là từ 18-25 tuổi) cũng rất chú trọng việc tập gym để cải thiện chiều cao của mình.

Tuy nhiên, lại có điều đáng lo ngại xảy ra. Các gymmer khi tập gym lại thường bị cuốn bởi việc tập để tăng cơ bắp. Thay vì tập đúng kỹ thuật, phù hợp với tình trạng thể lực thì nhiều gymmer lại tập quá cường độ, vượt khỏi giới hạn của bản thân. Chính những điều này lại có tác động xấu đến lớp sụn. Sự phát triển của lớp sụn bị kìm hãm rất nhiều ảnh hưởng đến quá trình cải thiện chiều cao.
Làm thế nào để tập gym không bị lùn?
Sau khi biết thông tin trên, chắc chắn nhiều người đặt ra câu hỏi làm thế nào để tập gym không bị lùn?
Đối với những bố mẹ có con đang ở tuổi dậy thì, cần lưu ý rằng dậy thì là lúc các lớp sụn phát triển nhanh nhất. Vậy nên, hãy tập trung những bài tập phát triển ống xương dài. Chẳng hạn như bơi lội, bài tập với xà đơn, xà đôi. Nếu như muốn phát triển cả xương và cơ thì tập gym luôn là lựa chọn ưu tiên nhất. Tuy nhiên, hãy lựa chọn những trung tâm uy tín, có PT giàu kinh nghiệm để hướng dẫn và giám sát các con tập đúng kỹ thuật.
Đối với những người tập gym sau tuổi dậy thì (từ 18-25 tuổi) hãy tập đúng kỹ thuật và đúng với thể trạng của bản thân. Tập sai chắc chắn không chỉ ảnh hưởng đến xương mà còn là sức khỏe.
Còn nếu bạn là người ở tuổi trưởng thành, dã bước qua giai đoạn phát triển xương. Chỉ cần bạn thực hiện tập gym đúng kỹ thuật. Việc này sẽ giúp cho cơ thể khỏe mạnh và phát triển toàn diện. Chứ không có chuyện tập gym bị lùn như lời đồn.