
Cách hít thở khi tập tạ tránh những rủi ro nghiêm trọng
Cách hít thở khi tập tạ là một điều mà bất cứ gymmer nào cũng cần quan tâm. Tại sao lại như vậy? Bởi hít thở không đúng cách sẽ khiến cho việc luyện tập trở nên không hiệu quả. Thậm chí, hít thở sai sẽ đem lại những rủ ro nghiệm trọng, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe
Tại sao cần phải hít thở đúng cách khi tập tạ?
Nhiều người cho rằng, hít thở trong tập tạ như thế nào cũng được. Điều này không thực sự quan trọng lắm và việc hít thở chỉ là điều chỉnh nhịp tim một cách bình thường. Đặc biệt, những người mới bắt đầu bước vào tập tạ lại càng không để ý đến vấn đề này. Họ thường tập trung đến kỹ thuật tập nhiều hơn. Tuy nhiên, trên thực tế, việc hít thở và kỹ thuật tập có vai trò quan trọng ngang nhau. Người tập tạ không thể coi nhẹ bên nào hơn.
Khi hít thở, khí oxi vào phổi thông qua mũi sau đó sẽ được chuyển đến các tế bào bên trong cơ thể. Thông qua một quá trình phức tạp, lượng khí oxi đó được chuyển thành nguồn năng lượng để thực hiện việc tập luyện. Nếu như không có đủ oxi, sẽ không có đủ nguồn năng lượng để thực hiện việc nâng tạ.
Nếu như hít thở sai cách, sai nguyên tắc thì sẽ không đáp ứng đủ nguồn năng lượng đó. Trong quá trình tập luyện, người tập sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Người tập có thể gặp rủi ro bất cứ lúc nào. Và đương nhiên, việc luyện tập cũng không mang lại hiệu quả.

Hậu quả của việc hít thở sai cách khi tập tạ:
- Hít vào quá sâu khiến nồng độ CO2 tăng nhanh: Hít thở sâu thì tốt, nhưng nếu hít thở quá sâu lại không tốt đối với người tập tạ. Bởi khi hít thở quá sâu thể tích khí CO2 sẽ thay đổi. Khi đó, lượng khí oxi sẽ bị giảm nhanh hơn, không đủ để tạo năng lượng tập luyện.
- Nín thở lâu gây ra tình trạng hoa mắt, chóng mặt. Tình trạng này xảy ra bởi thiếu oxi thì lượng máu lên não cũng sẽ ít hơn và không đủ để thực hiện chức năng của não.
- Hiệu quả bài tập không cao: Thở nhanh, thở gấp hay thở quá sâu đều khiến cho người tập tạ nhanh xuống sức và mệt mỏi hơn. Những người mới tập tạ thường mắc phải sai lầm này và khiến cho việc tập luyện hiệu quả kém. Dẫn đến nhanh chóng chán nản, bỏ việc tập.
- Không lưu thông được máu: Do thiếu lượng oxi, quá trình vận chuyển máu gần như dừng lại. Máu không thực hiện lưu thông đến các bộ phận trong cơ thể, đặc biệt là não thì không thể thực hiện được các chức năng của các bộ phận.
Cách hít thở chuẩn khoa học

Vậy phải làm như thế nào để hít thở đúng khoa học đối với những người tập tạ? Hãy bắt đầu với việc hít thở đúng nguyên tắc:
- Hít vào khi không dùng lực, hít sâu và chậm. Thường là những lúc xuống tạ, hạ tạ.
- Thở ra khi dùng lực. Thường là những lúc đẩy tạ lên, đẩy tạ ra xa người.
Tập tạ quan trọng về chất lượng hơn số lượng. Có thể, bạn sẽ khó khăn khi áp dụng nguyên tắc thở và chỉ thực hiện được 30- 40 lần đẩy tạ trong mỗi buổi tập. Nhưng hiệu quả lại cao hơn rất nhiều so với việc bạn tập sai nguyên tắc.
Bên cạnh đó, hãy hạn chế thở bằng miệng. Thở bằng miệng sẽ làm cho cơ thể mất sức nhanh chóng. Bạn sẽ phải nghỉ nhiều hơn trong quá trình tập. Thay vào đó, hãy thở bằng mũi nhé.
Điều quan trọng nhất chính là hãy kết hợp một cách hài hòa giữa các động tác tập với việc hít thở. Hãy hạn chế hít thở sai để tránh được những hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe của chính bạn.