
6 Lưu ý khi tập boxing để tránh bị chấn thương cho các boxer
Với các võ sĩ boxing, việc gặp chấn thương giống như cơm bữa vậy. Nhẹ có, nặng có nhưng bởi vì là niềm đam mê nên họ vẫn tiếp tục theo đuổi. Tuy nhiên, nếu tìm hiểu kỹ thì sẽ thấy rằng những chấn thương do tập luyện boxing gây ra khá nặng và nguy hiểm. Vậy cần phải có những lưu ý khi tập boxing như thế nào để hạn chế tối đa các chấn thương cho boxer. Đặc biệt là người mới? Cùng theo dõi ngay tại bài viết này nhé.
1. Sử dụng đồ bảo hộ
Chắn chắn khi tập luyện và thi đấu một bộ môn có tính bạo lực như boxing thì người tập cần phải sử dụng đồ bảo hộ. Nếu không nguy cơ gặp những chấn thương nguy hiểm là cực kỳ cao. Đối với boxing, đồ bảo hộ hay dụng cụ tập luyện boxing có khá nhiều, tuy nhiên một số đồ bắt buộc cần phải có như: găng tay boxing, bao cát đấm bốc, băng đa quấn tay, bảo vệ răng, mũ bảo vệ đầu,… Dù là khi tập luyện hay thi đấu thì bạn chắc chắn cần phải sắm cho mình những món đồ bảo hộ này và dùng nó thường xuyên.

2. Khởi động trước khi tập
Lưu ý khi tập boxing các boxer cần phải khởi động trước khi tập. Điều này luôn được các huấn luyện viên nhắc đi nhắc lại trước khi bắt đầu mỗi buổi tập đó là “hãy khởi động đi”. Đây là một phương pháp hạn chế xảy ra chấn thương cho cơ thể tốt nhất. Bởi vì khi bạn khởi động sẽ làm cơ thể được nóng lên, các cơ có thời gian để giãn ra và sẵn sàng cho việc thực hiện các kỹ thuật.
Những bài tập khởi động có thể là nhảy dây; xoay khớp tay, chân, cổ tay, cổ chân;… Hãy khởi động thật kỹ, càng kỹ thì nguy cơ bị mắc chấn thương càng giảm.
3. Không đá bao cát bằng ngón chân
Nếu đá bao cát boxing bằng ngón chân là bạn đang làm sai kỹ thuật boxing. Bởi vì nếu đá bằng ngón chân thì cú đá của bạn sẽ không có nhiều lực, không có tác dụng tập luyện. Ngược lại còn gây cho bạn chấn thương tại vùng này, nhẹ có thể là bong gân, còn nặng hơn thì sẽ là gãy ngón chân. Kể cả khi tấn công đối thủ cũng đừng làm như vậy.
Thay vì đá bằng ngón chân thì bạn cần làm đúng kỹ thuật đó là đá bằng mu bàn chân. Có như vậy thì lực tung ra mới mạnh và có thể tấn công được đối thủ.
4. Chăm chỉ luyện tập các bài kéo duỗi
Để hạn chế tối đa khả năng xảy ra các chấn thương khi tập luyện boxing, cách tốt nhất đó là hãy chăm chỉ tập luyện các bài tập kéo duỗi. Những bài tập này sẽ giúp kéo dài các dây chằng và cơ. Bởi vì các boxer rất thường xuyên phải đối mặt với nguy cơ căng cơ và tổn thương cơ bắp.

Việc tập luyện các bài kéo duỗi sẽ giúp giảm khả năng bị bong gân, tổn thương dây chằng,…. Võ sĩ nên khởi động trước khi tập luyện và phải tập chung vào một bài tập kéo dãn cụ thể để đạt hiệu quả tốt nhất.
5. Giữ nguyên khuỷu tay khi đấm
Một lưu ý khi tập boxing cũng khá quan trọng để tránh bị chấn thương đó là cần phải giữ nguyên khuỷu tay khi thực hiện các cú đấm. Bạn biết không, khi đưa cú đấm ra mà khuỷu tay của bạn không giữ chặt ỏ bên cạnh sường mà vung hẳn ra sẽ làm giảm lực tấn công. Ngoài ra, thời gian để đưa tay về vị trí sẵn sàng ban đầu sẽ chậm hơn, nguy cơ bị đối thủ tấn công ngược lại cao mà bạn lại chẳng kịp đỡ đòn.

6. Thư giãn cơ thể sau khi tập luyện, thi đấu
Đây là việc chắc chắn phải làm. Sau khi tập luyện, thi đấu bạn cần một khoảng thời gian cho cơ thể được nghỉ ngơi, nạp năng lượng và có thời gian để hồi phục các cơ. Đó là lý do vì sao giữa các trận thi đấu lúc nào cũng được chia thành các hiệp và có thời gian nghỉ cho võ sĩ.
Sau mỗi buổi tập luyện nếu cơ thể không được nghỉ ngơi đầy đủ sẽ dễn dẫn tới tình trạng co cơ, chuột rút,.. Bạn có thể chọn cách thư giãn đó là ngâm mình trong bồn tắm nước ấm; đi bơi hoặc massage cơ thể để các khớp, cơ được chăm sóc chu đáo nhất.
Lưu lại ngay những 6 lưu ý khi tập boxing này để có cách tập luyện đúng đắn cho bộ môn này các bạn nhé. Nếu có thắc mắc hãy để lại bình luận ngay dưới bài viết hoặc liên hệ với Kickfit Sports để được tư vấn.