
Người bị đau lưng do thoát vị đĩa đệm tập gym có được không?
Thoát vị đĩa đệm là bệnh tương đối thường gặp trong cộng đồng. Bệnh này có thể xảy ra ở bất cứ vị trí nào trên cột sống. Thoát vị đĩa đệm thường có biểu hiện đau ở lưng, nên nhiều người muốn được trải nghiệm vận động thông qua việc tập gym nhưng còn băn khoăn. Vậy người bị đau lưng do thoát vị đĩa đệm tập gym có được không?
Người bị thoát vị đĩa đệm có nên tập gym?
Thoát vị đĩa đệm là hiện tượng đĩa đệm bị dịch chuyển ra khỏi vị trí bên trong đốt sống. Bệnh này thường xảy ra đối với những người bị tác động chấn thương từ bên ngoài. Hoặc những người có đĩa đệm bị thoái hóa, nứt, rách cũng có thể mắc phải. Cảm nhận đầu tiên và khó chịu nhất của căn bệnh này chính là đau lưng, đau cột sống. Nếu đau như vậy thì có nên tập gym không? Liệu tập gym có làm cho những đĩa đệm khác cũng bị chệch ra khỏi vị trí ban đầu? Có lẽ, đây là băn khoăn lớn nhất của người mắc bệnh mà vẫn đam mê tập luyện.
Lời khuyên từ các chuyên gia thể hình, những người mắc bệnh này nên lựa chọn tập gym. Tuy nhiên, trước khi lựa chọn tập, cần phải nắm rõ mức độ bệnh mà bản thân đang gặp phải. Để từ đó sẽ có lựa chọn phù hợp về bài tập.

Chẳng hạn như người thoát vị đĩa đệm lưng sẽ thực hiện những bài khác với người bị thoát vị ở cổ. Không nên học theo những bài tập của người khác mà không dựa vào điều kiện sức khỏe của bản thân. Với những người mới tập, nên lựa chọn những bài tập nhẹ nhàng. Cùng với đó, hãy luyện tập cùng huấn luyện viên. Họ là những người có kiến thức và kinh nghiệm. Trong quá trình tập sẽ giám sát và hiểu được thể lực của bạn để đưa ra bài tập hợp lý. Nếu tập sai cách chẳng những không cải thiện được bệnh mà còn khiến bệnh trở nên nặng hơn. Điều này rất dễ dẫn đến nhiều chấn thương nghiêm trọng trong quá trình tập.
Hướng dẫn tập gym cho người bị thoát vị đĩa đệm
1.Thời gian tập gym cho người thoát vị đĩa đệm
Thời gian tập luyện lý tưởng dành cho những người khỏe mạnh thường là 45-60 phút tập trung tối đa sức lực. Tuy nhiên, đối với người bị thoát vị đĩa đệm, do xương không được chắc khỏe và nguy cơ chấn thương cao hơn nên cần giảm thời gian này xuống. Khoảng thời gian phù hợp nhất là 20-30 phút mỗi ngày. Nếu như tập luyện quá mức sẽ làm áp lực lên đĩa đệm tăng lên. Khi đó lượng dịch nhầy thoát vị ra bên ngoài và cơn đau sẽ quay lại.
2.Cường độ tập gym phù hợp
Gym là một hình thức tập luyện khá thú vị. Bởi vị trí tác động rất đa dạng. Người tập có thể tác động đến bất cứ vị trí nào với số lượng bài tập phong phú đa dạng. Người mắc bệnh thoát vị đĩa đệm có cấu trúc cột sống yếu hơn bình thường. Vậy nên, trong quá trình tập có thể phát sinh các cơn đau khiến cho người tập cảm thấy khó chịu.
Nhưng tập gym là để cải thiện bệnh, có tác động tích cực đến các vị trí bị thoát vị và làm giảm các cơn đau thì cần phải lựa chọn những bài tập phù hợp. Những người mắc bệnh này nên lựa chọn những bài gym có cường độ nhẹ cho đến trung bình. Cần phải tránh những bài có cường độ mạnh đến rất mạnh. Chẳng hạn như đẩy tạ. Những bài tập như vậy sẽ khiến cho xương sống không chịu được áp lực và dễ bị tổn thương.

3.Lựa chọn bài tập gym
Vậy những bài tập gym như nào thì phù hợp với những người mắc thoát vị đĩa đệm? Đó là những bài tập nhẹ nhàng mà vẫn tác động đến cột sống. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn. Trước khi quyết định thực hiện tập gym, người mắc thoát vị nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để lựa chọn cách tập an toàn, tránh rủi ro.
Bài tập Deadbug:
Có tác động nhẹ nhàng đến vùng cổ, vai gáy, thắt lưng và hông.
Thực hiện:
- Nằm ngửa trên sàn, có thể dùng khăn gấp lại để kê ở phần thắt lưng.
- Nâng 2 chân lên khỏi sàn, một chân tạo thành góc vuông. Đồng thời hai tay cũng đưa lên và tạo thành góc vuông với mặt sàn.
- Từ từ hạ chân và tay đưa về vị trí song song với mặt sàn (không chạm mặt sàn). Giữ tư thế này trong khoảng 5 giây để tác động đến các nhóm cơ.
- Thực hiện bài tập trong 3 hiệp, mỗi hiệp kéo dài 30 giây. Nâng dần mức độ tập luyện trong các buổi tập sau.

Bài tập Birddog:
Thực hiện sau bài tập Deadbug để tác động sâu và cải thiện xương chắc khỏe hơn.
Thực hiện:
- Tư thế chuẩn bị quỳ trên sàn, hai tay và hai chân vuông góc với sàn.
- Đưa chân trái về phía sau, tay phải về phía trước sao cho song song với mặt sàn.
- Thực hiện giữ tư thế trong 5 giây.
- Đổi và thực hiện tương tự với bên còn lại.
- Thực hiện bài tập trong thời gian 2 phút, nâng mức độ tập luyện trong các buổi tập sau.

Bài tập Hiphinge:
Giúp giữ thăng bằng, cải thiện sự ổn định của cấu trúc xương cột sống. Từ đó là chậm quá trình thoái hóa đĩa vị.
Thực hiện:
- Tư thế chuẩn bị đứng thẳng lưng, hai chân mở rộng bằng vai. Chuẩn vị gậy dài khoảng 1m.
- Sử dụng gậy đặt ở phía sau lưng.
- Cúi nhẹ người bằng cách đầu gối cong nhẹ, đưa người hơi ngả về phía trước bằng hông. Ngả khoảng 45 độ so với vị trí ban đầu.
- Giữ gậy chạm đầu, lưng và mông. Tay cầm gậy chạm vị trí đầu và mông.

Thông tin trên bài viết giúp cho những ai mắc thoát vị đĩa đệm hiểu hơn về căn bệnh của mình. Đồng thời là lời giải đáp thắc mắc cho người mắc thoát vị đĩa đệm tập gym. Tập gym là cách tốt nhất để tác động đến các đốt sống cải thiện tình trạng thoát vị và hạn chế đĩa đệm bị thoái hóa. Hy vọng rằng, người bị đau lưng do thoát vị sẽ lựa chọn được những bài tập phù hợp cho bản thân.
Bài tham khảo: